PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO AN
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: “ MÃI MÃI TUỔI 20”

Tác giả: Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc

 

Thầy cô và các em học sinh thân mến!

       Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ đã trở nên thật gần gũi, thân thương, là một biểu tượng đẹp, rất đáng tự hào của người Việt Nam. Những hi sinh, gian khổ mà họ trải qua trong chiến tranh; những ý chí, nghị lực, sự kiên cường, dũng cảm chiến thắng kẻ thù xâm lược của bộ đội ta là dấu ấn sâu đậm, mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà.

Hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21-4 hàng năm và ngày giải phóng Miền Nam  thống nhất đất nước 30-4- 1975. Thư viện trân trọng gửi đến bạn đọc một cuốn sách- cuốn nhật kí thời chiến của một chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim của rất nhiều độc giả, ở mọi lứa tuổi.

Thầy cô và các em học sinh thân mến, các bạn đang nhìn thấy một cuốn sách bình thường như bao cuốn sách khác, nhưng mong các bạn hãy tĩnh tâm lại giây phút, nhìn vào chân dung một con người hiện hình trên trang bìa và đọc vào dòng chữ dưới tên sách: “ Nhật kí thời chiến Việt Nam”.

Khi đó các bạn sẽ thấy trước mắt mình bây giờ không phải là cuốn sách bình thường nữa, mà là một cuộc đời, một số phận đại diện cho thế hệ thanh niên Việt Nam thời chiến. Các bạn sẽ thấy một trái tim, một tâm hồn của một con người. Cuốn sách đặc biệt của ngày hôm nay có một cái tên rất trẻ, tràn đầy sức sống: " Mãi mãi tuổi hai mươi". " Mãi mãi tuổi hai mươi" là cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc (1952-1972) viết từ ngày nhập ngũ 2-10-1971 đến ngày 24-5-1972 do NXB Thanh Niên giới thiệu tháng 5-2005 là cuốn nhật ký dày dặn và khá hoàn chỉnh được xuất bản. Nhà thơ, nhà báo Đặng Vương Hưng cùng với việc biên soạn Những lá thư chiến tranh đã sưu tầm, giới thiệu tập nhật ký này..

Thầy cô và các em học sinh thân mến, người các bạn gặp trên trang sách này là một người trai Hà Nội. Khi anh bước chân vào ngưỡng cửa Đại học là khi cuộc chiến tranh Việt Nam đang thời kì căng thẳng, ác liệt nhất. Anh học giỏi cả “xã hội” và “tự nhiên” như thời ấy thường nói, nghĩa là cả văn và toán. Ở Trung học, anh đoạt giải nhất thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc. Ở Đại học, anh là sinh viên xuất sắc của khoa Toán- Cơ,Đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh có thể được chọn một con đường khác vào đời. Nhưng anh và cả thế hệ anh, năm tháng ấy đã cởi áo sinh viên để khoác lên mình áo lính. Không có sự lựa chọn nào khác khi Tổ quốc lâm nguy, bởi “Cuộc đời đẹp nhất của thanh niên là trên trận tuyến đánh quân thù”.Và anh, một thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, đã chấp nhận và dấn thân, dấn thân không theo nghĩa hiện sinh mà theo nghĩa yêu nước, “ Nước còn giặc còn đi đánh giặc, đánh đến cùng mới thôi”..

Thầy cô và các em học sinh thân mến, người trai Hà Nội ấy đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất Quảng Trị 40 năm về trước. Hôm nay, sau hơn 30 năm ngày chiến tranh khép lại, các bạn đang có trên tay mình những tâm tình của anh qua cuốn sổ nhật kí quân ngũ anh ghi trong quãng thời gian huấn luyện tân binh.

Nguyễn Văn Thạc đã ghi chép rất kĩ những điều mắt thấy, tai nghe và cả những điều anh cảm nhận được. Đó là chuyện về gia đình những người dân nơi anh đóng quân, chuyện về những anh lính cùng đơn vị, về những cán bộ chỉ huy tiểu đội, trung đoàn...Có nhiều chuyện vui, nhưng có cả những chuyện buồn. Dưới cái nhìn tinh tế, giàu cảm xúc của người lính trẻ, bạn đọc sẽ cảm nhận được sâu xắc tình quân dân nồng ấm, anh bộ đội cụ Hồ luôn được nhân dân tin yêu; cảm nhận được tình đồng chí keo sơn, gắn bó của các chiến sĩ trên đường chiến đấu,...Bên cạnh những kỉ niệm ấm áp đó, người lính trẻ cũng thật đau đớn, chua xót khi phải chứng kiến sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh: " Làng xóm chìm trong tang tóc và bóng đêm", nhân dân nghèo đói; chứng kiến sự hi sinh, mất mát của đồng đội mình. Tất cả, đã để lại trong lòng người chiến sĩ trẻ những dấu ấn sâu đậm, để thôi thúc, để thổi bùng ý chí quyết tâm chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Trong nhật kí, Nguyễn Văn Thạc viết: " Không, suốt đời ta không quên, ta không quên cảnh em bé miềnNam đập tay lên vũng máu. Dưới tay em lẽ ra là chậu nước trong mát- cái biển mênh mông của tuổi thơ hồn nhiên, nhí nhảnh..."

" Bây giờ cái khao khát nhất của ta- cái day dứt trong ta là khi nào được vào miền Nam, vào Huế, Sài Gòn- xọc lê vào thỏi tim đen đủi của quân thù."

Trước lúc hi sinh, anh vẫn nói với đồng đội:" chỉ tiếc là không còn chiến đấu được nữa...bao dự định còn dang dở." Anh đã hi sinh khi tuổi mới 20.

Mặc dù chỉ có mười tháng tuổi quân, nhưng dọc đường hành quân ra trận, khắc phục biết bao gian khổ, hi sinh, Thạc vẫn làm tốt nhiệm vụ của người chiến sĩ, vừa tích cực ghi chép những sự kiện, những cảm nghĩ về Đời, về Người trong những năm tháng hào hùng của cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước đang trong giai đoạn ác liệt tiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Tấm gương của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là minh chứng cho Quân đội nhân dânViệt Nam anh dũng, dân tộc Việt Nam anh hùng.

Hôm nay, khi đất nước ta đã hoà bình, độc lập, nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ, biết ơn công lao to lớn của thế hệ cha anh, những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh.

Nhật kí "Mãi mãi tuổi hai mươi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc sẽ là một cuốn sách thật ý nghĩa, một tư liệu quý giá mà thư viện trường TH Cao An muốn gửi đến độc giả. Sách hiện đang được trưng bày tại Thư viện nhà trường.

Kính mời quý thầy cô và các em học sinh quan tâm tìm đọc!

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục chủ yếu dựa trên cách dạy học tiếp cận tích hợp liên môn, tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc các lĩnh vực Khoa học, ... Cập nhật lúc : 8 giờ 22 phút - Ngày 28 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024) Phát động thi đua chào mừng kỉ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024) ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 18 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Lịch sử và Địa lí có vai trò quan trọng, nó giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 16 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 8/3 hằng năm, phụ nữ toàn thế giới sẽ được cả nhân loại tôn vinh. Nhưng, không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 này. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 4 phút - Ngày 9 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Hiếu thảo là đức tính tốt đẹp từ xưa đến nay và đã có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng để chúng ta noi theo. Tháng 3, thư viện nhà trường xin giới thiệu tới độc giả cuốn sách “ Kể chuyện ... Cập nhật lúc : 8 giờ 41 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề là hoạt động bắt buộc và là điểm nhấn quan trọng của Chương trình Hoạt động trải nghiệm 2018. Đây là hoạt động giáo dục giúp học sinh đạt được mục t ... Cập nhật lúc : 10 giờ 39 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Tục ngữ, ca dao Việt Nam được ví như viên ngọc quý luôn tỏa sáng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Tục ngữ, cao dao đều là những hình ảnh rất chân thật, gần gũi về những kinh nghiệm ... Cập nhật lúc : 9 giờ 47 phút - Ngày 20 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục những giá trị sống tốt đẹp của địa phương, của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ là điều vô ... Cập nhật lúc : 19 giờ 26 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học là môn học hình thành ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, đọc, nói, viết) để học tập và để giao tiếp, có thể nói môn Tiếng Việt là môn công cụ để ... Cập nhật lúc : 9 giờ 45 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Tại chương trình, cùng với các tiết mục văn nghệ tết đặc sắc do các giáo viên và học sinh biểu diễn, thông qua hình thức sân khấu hóa và giao lưu trả lời câu hỏi, trên 800 học sinh của trườn ... Cập nhật lúc : 15 giờ 45 phút - Ngày 31 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 3 năm học 2011 - 2012
Thông tư 41: ban hành điều lệ trường tiểu học
Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học. THCS...
Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
Toán tuổi hoa
Đề thi Viết chữ đẹp đợt I từ lớp 1 đến lớp 5 năm học 2011 - 2012
12345
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
THÔNG BÁO Về việc cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19
Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona và dịch bệnh mùa đông xuân năm 2020 của Trường tiểu học Cao An
THÔNG BÁO THỰC HIỆN CÔNG KHAI TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO AN
Hướng dẫn tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Kết quả KT chất lượng HSG lớp 5 đợt 1
Kết quả thi Viết chữ đẹp vòng 2 cấp huyện
Hướng dẫn thi Olympic HSG lớp 5
Kế hoạch thi Aerobic cấp tỉnh
Kế hoạch giao lưu Hiệu trưởng giỏi cấp tỉnh
Hướng dẫn thi Viết chữ đẹp vòng 2 cấp huyện năm học 2011 - 2012
Kết quả HSG lớp 5 vòng 1 cấp huyện
Kết quả thi Viết chữ đẹp vòng 1 cấp huyện
Công văn Số 26 của Sở GD về việc Hướng dẫn nghỉ Tết Nhâm Thìn 2012
Mẫu báo cáo sơ kết hoạt động công đoàn học kì I năm học 2011 - 2012
Hướng dẫn kế hoạch tổ chức giải Aerobic cấp Tiểu học năm học 2011 - 2012
123